Dưới đây là một số loại rau củ quả nấu chín sẽ làm tăng hương vị và dưỡng chất,ạiraucủquảănchíntốtchosứckhỏehơnănsốphim sex mỹ mới nhất theo trang Treehugger.
Măng tây
Khi nấu chín, thành tế bào dày của măng tây sẽ được phá vỡ, khiến cơ thể khó hấp thụ các loại vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin E và folate. Tuy nhiên, chất chống oxy hóa, cụ thể là axit ferulic trong măng tây chín lại nhiều hơn măng tây sống.
Theo tạp chí International Journal of Food Science & Technology, nấu chín măng tây sẽ làm tăng hàm lượng của 6 loại chất dinh dưỡng, trong đó có chất chống oxy hóa chống ung thư lên hơn 16% .
Một nghiên cứu khác trên tạp chí International Journal of Molecular Sciencescho thấy rằng nấu măng tây làm tăng nhiều hơn gấp đôi axit phenolic, giúp giảm tỷ lệ mắc ung thư.
Theo nhiều nghiên cứu, hấp hoặc nấu bằng lò vi sóng là 2 cách giữ lại nhiều chất dinh dưỡng của măng tây nhất. Tuy nhiên, bạn cũng nên hạn chế nấu quá chín măng tây.
Cà chua
Cà chua tươi mọng nước và có vị mát tự nhiên, thường được ăn kèm với nhiều món. Cà chua nấu chín sẽ giải phóng lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm nguy cơ ung thư và đau tim.
Mặc dù cà chua nấu chín sẽ làm giảm hàm lượng vitamin C nhưng bù lại là tăng một lượng lycopene. Vì vậy, đây là một sự đánh đổi xứng đáng.
Cà rốt
Một nghiên cứu từ Đại học Arkansas (Mỹ) cho thấy cà rốt nấu chín có hàm lượng beta-carotene cao hơn. Beta-caroten thuộc nhóm các chất chống oxy hóa caroten, giúp trái cây và rau củ có màu đỏ, vàng và cam. Cơ thể có thể chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A.
Vitamin A rất quan trọng đối với sự tăng trưởng, chức năng miễn dịch và thị lực, theo một nghiên cứu được công bố trên National Library of Medicine.
Nấm
Đa phần nấm thường được nấu chín nhưng cũng có một số món salad dùng nấm tươi.
Khi nấm được nấu bằng lò vi sóng hoặc nướng, hàm lượng hoạt chất polyphenol và chất chống oxy hóa tăng lên đáng kể. Ngoài ra, nấm nấu chín cũng chứa nhiều protein, vitamin B và các khoáng chất.
Cải bó xôi
Cải bó xôi sống chứa vitamin C, niacin, riboflavin và kali. Khi nấu chín, cải bó xôi lại chứa nhiều vitamin A, vitamin E, protein, chất xơ, kẽm, thiamin, canxi, sắt, các caroten quan trọng như beta-carotene, lutein và zeaxanthin.