Nhắc đến cây cầu ngói chợ Thượng (tại xã Bình Minh,ếntrúcđộcđáocủacầungóiThượngNônghơntuổiởNamĐịtag question H.Nam Trực, tỉnh Nam Định) hơn 300 năm tuổi, phải bắt đầu từ lịch sử xa xưa: thời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786), ở xã Thượng Nông, H.Nam Chân, trấn Sơn Nam (nay là thôn Thượng Nông, xã Bình Minh, H.Nam Trực, tỉnh Nam Định) có ông Nguyễn Thọ Hoằng rất tài giỏi, được mời vào làm quan trong triều. Ông được nhà vua bổ nhiệm giữ chức tướng quân.
Tướng quân Nguyễn Thọ Hoằng có người con gái lớn tên là Nguyễn Thị Ngọc Xuân rất xinh đẹp. Ngay từ khi còn nhỏ, Ngọc Xuân tỏ ra thông minh nhanh nhẹn và tinh thông cầm, kỳ, thi, họa.
Một hôm, Ngọc Xuân theo cha vào chầu ở phủ chúa. Chúa Trịnh Sâm đem lòng yêu mến Ngọc Xuân, tìm cách tuyển nàng vào phủ làm cung phi. Ngọc Xuân vào phủ, được Trịnh Sâm hết mực yêu chiều, sống một cuộc sống an nhàn.
Tuy nhiên, sau một thời gian, đất nước xảy ra loạn lạc, Ngọc Xuân rời bỏ phủ chúa về quê hương Thượng Nông sinh sống. Thấy cảnh quê hương còn nhiều khó khăn, Ngọc Xuân mua 36 mẫu ruộng cấp cho các cụ từ 60 tuổi trở lên.
Làng Thượng Nông thuở xưa nằm dọc hai bên bờ sông Ngọc. Người dân thường phải qua lại giao thương trên một cây cầu chênh vênh được ghép gỗ bắc qua sông. Thương người dân trong làng đi lại gặp nhiều khó khăn, bà chúa Nguyễn Thị Ngọc Xuân quyết định bỏ tiền mua nguyên vật liệu, sau đó vận động nhân dân góp công sức xây dựng cây cầu ngói mới thay thế cho cây cầu cũ kỹ. Người ta gọi đó là cây cầu ngói Thượng Nông.
Cầu có chiều dài hơn 17 m, chia thành 11 gian, mỗi gian cầu dài trên 1,5 m, kết cấu theo kiểu "thượng gia, hạ kiều" (tức trên là nhà, dưới là cầu).
Trải qua hơn 300 năm tuổi, đến nay cây cầu vẫn mang dáng vẻ đầy cổ kính, chắc chắn và vững chãi. Phần mố cầu được làm bằng những tảng đá nguyên khối xây ghép với nhau. Hai mố cách nhau khoảng gần 5 m, ở giữa tạo khoảng trống cho dòng nước lưu thông và thuyền bè qua lại. Mố được xây vuốt lên theo hình thang cân.
Dầm cầu bắc qua hai đầu mố cầu là hai thanh dầm được làm bằng hai cây gỗ to đường kính 50 cm. Dù hai thanh dầm đã và đang bị bào mòn theo thời gian, bên ngoài thanh dầm có dấu hiệu nứt nhẹ như chân chim do nắng mưa, nhưng hai thanh dầm vẫn chắc chắn, không có hiện tượng mối mọt…
Bên trên hai thanh dầm dọc này là bốn dầm ngang đường kính khoảng 20 cm, có đầu nhô ra ngoài, phần nhô ra của các dầm ngang này dùng làm đầu đỡ chân cột 2 bên thành cầu. Các cột cầu còn lại được dựng vào các tảng đá xanh nguyên khối, to và dày, tạo sự vững chắc cho cầu.
Đặc biệt, ở 2 bên đầu cầu đều có bậc lên xuống, được xây dựng ghép bằng các phiến đá xanh. Độ rộng bậc lên xuống khoảng 50 cm, độ cao bậc khoảng 10 cm. Ngoài ra, trên nóc hồi của cầu xây đấu trụ, soi gờ chỉ mềm mại.
Nhìn thoáng, mái cầu tựa như con rồng đang uốn lượn bay lên bầu trời; những viên ngói nam tựa như vảy con rồng, đang đổi màu theo thời gian.
Nhân dân hai bên bờ sông từ đó thuận tiện qua lại làm ăn, mua bán, kinh tế cũng từ đó ngày càng trở nên phát triển.
Sau này, khi bà chúa Nguyễn Thị Ngọc Xuân mất, nhớ ơn công đức đóng góp gây dựng lên cây cầu ngói của bà, các thế hệ con cháu trong dòng họ Nguyễn và dân làng Thượng Nông đã lập phủ thờ bà.